Home » vật tư nông nghiệp
Tuesday, November 25, 2014
Chùm ngây là cây gì và tác dụng của nó như thế nào?
Một số hình ảnh về chùm ngây
Cây chùm ngây là gì?
Các bộ phận của cây chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin... Trong lá và hoa còn tươi có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi gấp 4 lần và lượng protein gấp 2 lần so với sữa; hơn 4 lần vitamin A so với củ cà rốt. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có hoạt tính kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm...
Nhiều công dụng
Chùm ngây vừa là dược liệu, vừa là một thực phẩm rất tốt. Ngoài khả năng thanh lọc nước và cho giá trị dinh dưỡng cao, cây chùm ngây còn là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh như: dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt; trộn với mật ong để đắp lên mắt (bên ngoài) trị mắt sưng đỏ; dùng vỏ của rễ đem sắc lấy nước ngậm trị đau răng; hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán, trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
Chùm ngây là một trong những cây thuốc dân gian rất thông dụng tại Ấn Độ. Ở quốc gia này, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả, dùng dầu từ hạt để trị phong thấp.
Ở Việt Nam, cây chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau; hạt và nhựa cây giúp giảm đau... Người ta dùng lá chùm ngây ướp với hoa lài, sâm tươi, hay phối chế với chè xanh để làm ra các sản phẩm, bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin và các a-xít amin, khoáng chất cho cơ thể, cải thiện tốt tình trạng kém ăn, mất ngủ, dùng cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, cholesterol cao, người lớn tuổi, cho phụ nữ sau sinh, người phục hồi sau bệnh...
Cây chùm ngây là gì?
Theo wiki:
Chùm ngây hay ba đậu dại là loài thực vật thân gỗ phổ biến nhất trong Chi Chùm ngây (tên khoa học: Moringa) thuộc họ Chùm ngây (Moringaceae), xuất xứ từ vùng Nam Á nhưng cũng mọc hoang và được trồng, khai thác, sử dụng nhiều nơi trên thế giới do có giá trị kinh tế cao.
Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như "cây thần diệu" (Miracle tree), "cây kỳ quan" (Wonder tree), "cây vạn năng" (Multipurpose tree), "cây độ sinh" (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), "cây cải ngựa" (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), "cây dùi trống" (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), "cây dầu bel" (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).
Lá và hoa của cây chùm ngây
Quả chùm ngây
Tác dụng của chùm ngây
Làm dược liệu
Trong tiếng Anh, cây chùm ngây có nhiều tên gọi khác nhau như "cây thần diệu" (Miracle tree), "cây kỳ quan" (Wonder tree), "cây vạn năng" (Multipurpose tree), "cây độ sinh" (Tree of life, theo quan điểm nhà Phật), "cây cải ngựa" (Horseradish tree, do rễ non của cây có vị của cải ngựa, mù tạt), "cây dùi trống" (Drumstick tree, do thân/quả cây giống dùi trống), "cây dầu bel" (Bel-oil tree, do dầu ép từ hạt cây được bán với tên gọi bel-oil).
Lá và hoa của cây chùm ngây
Quả chùm ngây
Tác dụng của chùm ngây
Làm dược liệu
Các bộ phận của cây chùm ngây có chứa nhiều khoáng chất quan trọng, giàu chất đạm, vitamin, a-xít amin... Trong lá và hoa còn tươi có chứa lượng vitamin C cao gấp 7 lần so với lượng vitamin C có trong quả cam; lượng can-xi gấp 4 lần và lượng protein gấp 2 lần so với sữa; hơn 4 lần vitamin A so với củ cà rốt. Các bộ phận của cây như lá, rễ, hạt, vỏ cây, quả và hoa có hoạt tính kích thích hoạt động của tim và hệ tuần hoàn, chống u bướu, hạ nhiệt, chống kinh phong, chống sưng viêm, lợi tiểu, hạ huyết áp, hạ cholesterol, trị tiểu đường, bảo vệ gan, chống nấm...
Nhiều công dụng
Chùm ngây vừa là dược liệu, vừa là một thực phẩm rất tốt. Ngoài khả năng thanh lọc nước và cho giá trị dinh dưỡng cao, cây chùm ngây còn là một dược thảo quan trọng trong việc điều trị một số bệnh như: dùng lá giã nát đắp lên vết thương bị sưng, nhọt; trộn với mật ong để đắp lên mắt (bên ngoài) trị mắt sưng đỏ; dùng vỏ của rễ đem sắc lấy nước ngậm trị đau răng; hạt chùm ngây được dùng trị táo bón, mụn cóc và giun sán, trị đau bụng, ăn không tiêu, nóng sốt, sưng tấy ngoài da, tiểu đường và đau thắt ngang hông.
Chùm ngây là một trong những cây thuốc dân gian rất thông dụng tại Ấn Độ. Ở quốc gia này, người ta hay dùng vỏ thân chùm ngây để trị nóng sốt, đau bao tử, đau bụng khi có kinh, sâu răng, làm thuốc thoa trị hói tóc, chữa đau cổ họng (dùng chung với hoa của cây nghệ, hạt tiêu đen), trị tiểu ra máu, trị thổ tả, dùng dầu từ hạt để trị phong thấp.
Ở Việt Nam, cây chùm ngây được cho là có tính kích thích, giúp lưu thông máu huyết, giúp dễ tiêu hóa, tác dụng trên hệ thần kinh, làm dịu đau; hạt và nhựa cây giúp giảm đau... Người ta dùng lá chùm ngây ướp với hoa lài, sâm tươi, hay phối chế với chè xanh để làm ra các sản phẩm, bài thuốc bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin và các a-xít amin, khoáng chất cho cơ thể, cải thiện tốt tình trạng kém ăn, mất ngủ, dùng cho người bệnh tiểu đường, cao huyết áp, mỡ trong máu, cholesterol cao, người lớn tuổi, cho phụ nữ sau sinh, người phục hồi sau bệnh...
You may also...